Tuyến đường mở rộng bốn làn xe do Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô làm chủ đầu tư,àhaitầngchắnnganglànđườngvàokhukinhtếthanh minh kinh phí hơn 80 tỷ đồng đang được hoàn thiện sau ba năm thi công. Đây cũng là tuyến đường dẫn ra cảng Chân Mây, nhưng một làn chưa được thông do gia đình ông Lê Công Nhật, 57 tuổi, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc không đồng ý phương án đền bù di dời.
Ông Trần Viết Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lộc, giải thích dự án phải di dời 58 hộ dân để làm tuyến đường với chi phí đền bù hơn 12 tỷ đồng. Song ông Nhật và một hộ khác không đồng ý khiến việc giải tỏa kéo dài hơn hai năm. Cả hai nhà đều xây dựng trên đất nông nghiệp nên trước đây chưa có phương án bồi thường hỗ trợ tài sản xây dựng.
Theo ông Tú, sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, huyện đã thống nhất với hai hộ dân phương án hỗ trợ 70% mức bồi thường tài sản xây dựng trên đất nông nghiệp và bố trí đất tái định cư. Phương án này đang chờ Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Phú Lộc thẩm định và phê duyệt, dự kiến tuần tới có kết quả.
Ông Lê Công Nhật cho biết căn nhà được xây hơn 10 năm trước, nằm ở mặt đường nên gia đình kinh doanh điện nước, vật liệu xây dựng, thu nhập ổn định. "Nếu nhận được tiền đền bù và lô đất tái định cư thuận lợi cho việc kinh doanh, gia đình sẽ sớm bàn giao mặt bằng", ông Nhật nói.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô rộng 271 km2 nằm trên thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Theo quy hoạch, khu kinh tế gồm khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu cảng Chân Mây, khu đô thị và khu du lịch.
Cảng Chân Mây có ba cầu cảng với tổng chiều dài 910 m, khả năng thông quan hàng hóa 5-6 triệu tấn một năm. Các tuyến đường kết nối đến cảng đã được đầu tư hoàn thiện.
Võ Thạnh