Siêu Nhân

Sáng 6.10 (tức ngày 22 tháng 8 năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệtLam Kinh(TT.Lam Sơn, H giờ trái đất 2023

【giờ trái đất 2023】Tưng bừng lễ hội Lam Kinh

Sáng 6.10 (tức ngày 22 tháng 8 năm Quý Mão),ưngbừnglễhộgiờ trái đất 2023 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (TT.Lam Sơn, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội Lam Kinh 2023, kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 1.

Lần đầu tiên tại lễ hội Lam Kinh xây dựng chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 2.

Lễ hội Lam Kinh tôn vinh Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vị vua nhà Lê, các tướng sĩ và nhân dân đã có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Thanh; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 3.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện dòng họ Lê dâng hương Đức Thái Tổ Cao hoàng đế

C.T.V

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 4.

Dù thời tiết nắng nóng nhưng hàng ngàn người dân, du khách đã đổ về tham dự lễ hội Lam Kinh 2023

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 5.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh trống khai hội Lam Kinh năm 2023

C.T.V

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 6.

Người dân thích thú khi lần đầu tiên được xem chương trình nghệ thuật được trình diễn ở sân khấu thực cảnh

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 7.

Di tích Lam Kinh bao gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà hậu Lê, là nơi an nghỉ của các Vua và Hoàng hậu, với hệ thống cảnh quan hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 8.

Chính điện được làm lễ phạt mộc, phục dựng từ năm 2010 và chính thức hoàn thành vào ngày khai hội Lam Kinh năm 2017. Tòa điện này được dựng trên nền móng cũ có diện tích 1.780 m2. Chính điện mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê và là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ, công phu. Cùng với ngoại thất là khối kiến trúc hình chữ Công, gồm 3 điện nối tiếp nhau là Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện).

MINH HẢI

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh - Ảnh 9.

Trong khuôn khổ Lễ hội Lam Kinh năm 2023, người dân và du khách còn được tham gia các hoạt động, như lễ dâng hương tại đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai; dâng hương tại đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Chính điện Lam Kinh, các tòa Thái Miếu, khu lăng mộ; rước kiệu; và các trò chơi, trò diễn dân gian…

MINH HẢI

Năm 1416 tại Lũng Nhai (H.Thường Xuân bây giờ), Lê Lợi cùng 18 vị tướng tài tâm phúc đã mở Hội thề quyết tâm chống lại giặc Minh, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ cho nhân dân. Đầu năm Mậu Tuất (1418), tại vùng núi Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi, đất nước sạch bóng ngoại bang xâm lược.

Năm Mậu Thìn 1428, tại Điện Kính Thiên của kinh thành Thăng Long, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục Quốc hiệu Đại Việt, lập nên vương triều Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm lịch sử. Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu (tức ngày 5.9.1433), Lê Lợi băng hà khi mới 49 tuổi. Thi hài của Đức Vua được đưa về an táng tại Vĩnh Lăng đất Lam Sơn và khu điện miếu Lam Kinh cũng được bắt đầu xây dựng từ đây.






Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap